Press Esc to close

Thông tinÂm Nhạc
Kpop không thành công như người Hàn nghĩ

Làng nhạc Hàn vẫn chưa vươn xa được như những gì mà người dân xứ kim chi cũng như châu Á tưởng.

Cuối tuần qua, Kpop đã được một số chuyên gia trong ngành công nghiệp thu âm đem ra mổ xẻ tại Diễn đàn âm nhạc Seoul (SMF), thảo luận về lý do đằng sau sự phổ biến của Kpop, vị trí quốc tế của làn sóng âm nhạc này và những bước đi trong tương lai để Kpop tiếp tục phát triển.

Theo đó, trong khi Kpop nổi lên nhanh chóng như một biểu tượng văn hóa quan trọng của châu Á thì nó vẫn được cho là chỉ đang đứng bên lề các nền âm nhạc phát triển như Mỹ hay châu Âu.

"Sự thành công của Kpop trên thế giới rất khác so với những gì nó được tiếp nhận ở Hàn Quốc" - Rob Schwartz, người đứng đầu văn phòng tại Tokyo (Nhật Bản) của tạp chí Mỹ Billboard, nhận xét.

Rất nhiều người đồng tình, Kpop trên thế giới có thể nói chính xác là "tập trung và phân khúc" thay vì "đâu đâu cũng có".

"Ở Mỹ, Kpop không phổ biến như người Hàn nghĩ đâu" - ông Schwartz phát biểu.

Kpop không thành công như người Hàn nghĩ
Từ trái sang: Billy Koh - Han Seong Ho - Rob Schwartz. Ảnh: Asia Music Network

Các nhà chuyên môn bình luận, hình ảnh bóng bẩy, âm nhạc sôi nổi và vũ đạo kỹ càng của phần lớn các nhóm nhạc Kpop chưa quen thuộc với công chúng phương Tây. Việc Gangnam Style len lỏi vào từng ngóc ngách trên trái đất chỉ được coi như một hiện tượng, độc lập với làn sóng Hàn.

Tuy nhiên, ông Schwatz cho rằng, nếu có ý định tấn công thị trường Mỹ, nghệ sĩ và các công ty sản xuất nên nhấn mạnh thay vì giảm bớt sự khác biệt của Kpop. "Nếu muốn chinh phục thị trường Bắc Mỹ, Kpop phải khác biệt thay vì quá giống với nhạc Mỹ", chuyên gia này nhận định. Tuy nhiên theo Rob Schwartz, Kpop đã thống trị được một số khu vực trên thế giới, như Nam Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á.

Trong khi đó, theo Billy Koh - người sáng lập và là CEO của Amusic Rights Entertainment, Kpop đang được coi là nhận dạng văn hóa quan trọng của khu vực châu Á.

"Văn hóa pop châu Á bị văn hóa phương Tây thống trị cho đến thập niên 1980, sau đó là sự nổi lên của Jpop. Đó là thời kỳ những bộ phim hành động Hong Kong, phim hoạt hình Nhật Bản trở thành đại diện cho văn hóa châu Á trong tâm trí khán giả quốc tế. Ở hơn một thập niên đầu thế kỷ 21, Kpop và Kdrama (phim truyền hình Hàn) đang giữ vị trí tiên phong" - Koh phát biểu.

Billy Koh chia cuộc xâm nhập của Kpop vào Trung Quốc thành 3 giai đoạn. Những ca sĩ như Rain và BoA mở màn với "âm nhạc chất lượng cao, hiệu ứng hình ảnh đẹp - những thứ mà nền nhạc pop Trung Quốc còn thiếu vào thời bấy giờ".

Giai đoạn 2 là sự tiếp quản của những nhóm nhạc thần tượng như Shinhwa, Super Junior hay SNSD - các nhóm nhạc luôn "trình diễn hoàn hảo, đồng bộ và nhảy như robot".

Giai đoạn 3 và cũng là giai đoạn hiện nay tập trung vào những nhóm như Big Bang mà theo ông Koh là sở hữu khả năng sáng tác, trình diễn live tốt đi kèm thời trang đẹp. Một đặc tính khác giúp các nhóm nhạc Hàn được yêu thích ở quốc gia tỷ dân là "có thành viên Trung Quốc trong nhóm". 

Kpop không thành công như người Hàn nghĩ
Big Bang đang dẫn đầu Kpop.

SMF cũng chỉ ra những vấn đề cần giải quyết trong tương lai của Kpop.

CEO của FNC Entertainment Han Seong Ho kêu gọi sự cần thiết phải đa dạng hóa các thể loại trong Kpop, thay vì chỉ tập trung vào nhạc dance như hiện nay.

"Giới hạn Kpop với một màu sắc nhất định sẽ hạn chế sự phát triển bền vững của Kpop" - ông Han phát biểu. 

Han Seong Ho chỉ ra rằng, những nhóm nhạc như FT Island hay CNBlue biết kết hợp rock với các yếu tố pop và ballad của Hàn Quốc đã rất thành công ở Nhật Bản.

Han đưa ra gợi ý các nghệ sĩ Hàn Quốc nên thử những cách chinh phục người hâm mộ khác nhau. Cho đến thời điểm này, công thức thành công của phần lớn nhóm nhạc Kpop là ra mắt ở Hàn Quốc trong một chương trình âm nhạc nổi tiếng, xuất hiện trong các show tạp kỹ để thu hút sự chú ý của công chúng và sau đó là bước ra nước ngoài.

"Tuy nhiên, CNBlue bắt đầu hoạt động ở Nhật Bản vào năm 2009 và chỉ trở về Hàn Quốc vào năm 2010. Nhóm trở thành cái tên phổ biến vào năm 2011. Lượng fan chắc chắn tại Nhật Bản chính là tiền đề cho hoạt động vững chắc của nhóm tại quê nhà" - ông Han chia sẻ.

Sự khó khăn trong cơ chế cũng là một loại trở ngại với Kpop.

"Chính phủ Trung Quốc có hạn ngạch với phim điện ảnh, ca nhạc và phim truyền hình nước ngoài. Họ giới hạn số giờ chiếu phim Hàn Quốc, thậm chí cả số buổi biểu diễn mà các nhóm nhạc Hàn có thể thực hiện tại Trung Quốc trong 1 năm" - Billy Koh cho biết.

Diễn đàn âm nhạc Seoul được chính quyền Seoul và Hiệp hội công nghiệp ghi âm Hàn Quốc kết hợp tổ chức trong khuôn khổ hội chợ âm nhạc quốc tế thường niên lần 1 Mạng lưới Âm nhạc châu Á (AMN). Do MBC chủ trì, AMN ra đời với mục tiêu trở thành nền tảng của hoạt động giải trí quốc tế và nuôi dưỡng những xu hướng âm nhạc mới.

theo zing

Bản in 
 
Các thông tin khác
First :: Prev :: [1] [2] [3] [4] [5] [...] :: Next :: Last
Chương trình mới
20h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
21h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
19h từ Thứ 2 đến Thứ 7
22:00 từ thứ 2 - thứ 7
Thông tin đọc nhiều
 
Sự kiện nổi bật
Trường Giang, Trấn Thành, Minh Hằng, Kiều Minh Tuấn,Yeye Nhật Hạ,... cùng nhiều nghệ sĩ vinh dự nhận cúp vàng 10 năm Ngôi Sao Xanh
Thứ sáu, 12/01/2024 10:14

Đêm gala vinh danh giải thưởng Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 do Kênh Truyền hình TodayTV phối hợp Tạp chí Thế Giới Điện Ảnh tổ chức đã diễn ra thành công, náo nhiệt vào tối ngày 10/01/2024 với sự góp mặt của hơn 300 nghệ sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Film Thanapat, Jam Rachata cùng dàn sao Trấn Thành, Việt Hương, Kiều Minh Tuấn, Trương Thế Vinh,... sải bước lộng lẫy tại thảm đỏ Ngôi Sao Xanh 2023
Thứ sáu, 12/01/2024 09:46

Tối ngày 10/01/2024 rộn ràng diễn ra chương trình Gala Lễ trao giải Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng: NSND Kim Xuân, NSƯT - Đạo diễn Lê Hoàng, Trấn Thành, Việt Hương, Trương Thế Vinh, Kiều Minh Tuấn, Diễm My 9X, Jun Vũ, Ưng Hoàng Phúc, Trương Quỳnh Anh,... xuất hiện lung linh trên thảm đỏ, chiếm trọn ống kính truyền thông và sự quan tâm của người hâm mộ khắp cả nước.