Một số loài ốc, sứa có khả năng phát ra ánh sáng, tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp trong lòng đại dương.
|
Loài ốc sên Clusterwink sống trong đại dương có một loại vũ khí riêng, đó là khả năng phát sáng kỳ lạ. Khi gặp nguy hiểm hoặc bị quấy rầy, cơ thể loài chậm chạp này sẽ phát ra thứ ánh sáng màu xanh lá cây. Khi đó, ốc sên trông sẽ lớn hơn và khiến kẻ thù ái ngại. Khả năng phát sáng của ốc sên vẫn là điều kỳ diệu đối với các nhà khoa học. |
|
Loài sứa Atolla sống ở lớp sâu dưới lòng đại dương. Chúng có 22 xúc tu, trong đó một xúc tu lớn hơn những xúc tu khác và dùng để bắt mồi. Điều đặc biệt ở loài sứa Atolla là chúng có khả năng phát quang. Khi bị tấn công, chúng sẽ phát ra ánh sáng để gây sự chú ý với kẻ thù. |
|
Mực Abraliopsis là loài phát quang kỳ lạ dưới đại dương. Chúng sống từ các vùng biển nhiệt đới đến vùng nước ấm tại Đại Tây Dương, trong đó có vịnh Mexico và Địa Trung Hải. Con đực trưởng thành dài khoảng 25-27 mm, con cái dài hơn: 32-33 mm. Loài mực này có một bộ phận phát sáng ở bụng dưới, có chức năng giúp chúng ngụy trang trước kẻ thù. Khi kẻ thù muốn tấn công chúng từ phía dưới, cơ thể chúng phát sáng rất giống hình bầu trời khiến và khó bị phát hiện. |
|
Giun biển Tomopteris là loài sinh vật phù du, nhiều tơ. Nếu bị quấy rầy, nó có thể bắn ra các tia sáng rực rỡ từ chân bên. Chúng rất nhỏ và dài, chỉ vài cm. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời về thành phần trong các tia sáng. |
|
Mực quỷ sống ở độ sâu 600-900 m. Thân chúng trơn, nhũn và có hai rìa lớn trông giống như hai tai. Dù không gây nguy hiểm cho người và chỉ dài 15 cm nhưng trông chúng rất dữ tợn với đôi mắt hình cầu rất to. Bộ phận phát quan phân bố đều trên toàn cơ thể chúng. Các xúc tu phủ đầy gai trông như những răng nhọn nên người ta gọi chúng là mực quỷ. Chúngsống chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới. |
|
Cá Sapphirin được mệnh danh là viên sapphires của biển. Cơ thể của cá đực thuộc loài này có khả năng chuyển từ màu vàng sáng sang màu xanh. Chúng mang đến cho đại dương vẻ đẹp huyền bí và lung linh. |
|
Loài cá mập lùn Squaliolus aliae có chiều dài tối đa 22 cm. Ban ngày, chúng sống ở vùng nước sâu, còn ban đêm chúng tới vùng nước nông hơn tại các vùng biển gần Nhật Bản, Philippines và Australia. Các nhà khoa học chỉ ra rằng cá mập lùn Squaliolus sở hữu cơ quan phát quang để xua đuổi kẻ thù. |
theo zing