Theo số liệu thống kê của Hội Loãng xương, ước tính nước ta hiện có khoảng 2,8 triệu người mắc bệnh loãng xương, trong số đó có đến 2,1 triệu phụ nữ đang “chung sống” với loãng xương và gánh chịu những hệ lụy nặng nề do căn bệnh nguy hiểm này gây ra.
Loãng xương xảy ra do sự chênh lệch của hai quá trình tạo và hủy xương trong, đồng thời lượng xương dự trữ đã giảm đến mức không thể bảo đảm chức năng của xương nữa. Loãng xương được các chuyên gia xem là “căn bệnh thầm lặng” vì bệnh diễn biến âm thầm, khó phát hiện nên khi phát hiện người bị bệnh không thể khôi phục được mật độ xương trước đó, và chất lượng sống của bệnh nhân cũng vì thế mà bị suy kém rất nhiều.
Hậu quả của loãng xương đi kèm theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng như: đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa, gù lưng, cong đoạn cột sống lưng, thắt lưng, gãy xương…Vì vậy, việc bổ sung canxi cần được thực hiện ngay từ khi còn trẻ và đều đặn suốt cuộc đời chứ không phải đợi đến tuổi trung niên mới nghĩ đến.
Do vậy, việc phòng loãng xương phải thực hiện từ trước tuổi trưởng thành. Việc tuyên truyền và thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe xương cũng như hậu quả của hiểm họa được đánh giá là điều cấp thiết để ngăn chặn căn bệnh thầm lặng này.
Ngoài việt đo xương kết hợp với tư vấn sức khỏe xương, tập luyện thể dục thể thao, phụ nữ cần chú ý tăng cường các thực phẩm giàu canxi như tôm (tôm nhỏ), cua, ốc, bánh đúc, sữa chua, sữa tươi… trong bữa ăn hằng ngày. Với chị em bận rộn, có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi với hàm lượng phù hợp với nhu cầu mỗi ngày như Anlene Đậm Đặc 4X.
Ngoài ra, không nên che chắn quá kỹ khi đi ngoài đường, nhất là vào các giờ sớm buổi sáng (nắng sớm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D) vì dù có ăn nhiều thực phẩm giàu canxi nhưng thiếu vitamin D thì canxi không thể hấp thụ được.
Theo dantri