Bức tường ngăn cách hai miền Đông Đức và Tây Đức từng được xây nên vào năm 1961, đến giờ, người ta vẫn coi đây như một trong những biểu tượng của một thời Chiến tranh lạnh, đã tồn tại trong lịch sử thành phố Berlin trong suốt 28 năm.
Kể từ khi bức tường bị phá bỏ ngày 9/11/1989, nhiều phiến tường đã được đem bán đấu giá, trong khi đó cũng có những phiến tường vĩnh viễn biến mất sau khi bị nghiền nát và được sử dụng trong việc xây những con đường cao tốc trên khắp nước Đức. Phần tường dài nhất còn lại cho tới ngày nay nằm ở thành phố Berlin, dài khoảng 1,3km.
Phần lớn những phiến tường Berlin được đem bán với ý nghĩa như những hiện vật lịch sử, được nằm trong các viện bảo tàng trên khắp thế giới, chẳng hạn Bảo tàng Chiến tranh Đế Quốc ở London (Anh) hay Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở California (Mỹ). Trong vòng 25 năm qua, những phiến tường lịch sử này đã xuất hiện ở nhiều nơi.
10 phiến tường Berlin được trưng bày tại thành phố Los Angeles (Mỹ), tạo thành phiến tường dài nhất nằm ngoài thành phố Berlin.
Một phiến tường được sơn vẽ chân dung nhà vô địch điền kinh Olympic - Usain Bolt - trưng bày tại Viện bảo tàng Quân đội Jamaica ở thủ đô Kingston. Phiến tường này đã được tặng cho vận động viên Bolt hồi năm 2009 bởi chính quyền thành phố Berlin sau khi anh này phá vỡ kỷ lục thế giới ở nội dung chạy 100 và 200m.
Người dân đi ngang qua một phiến tường đặt tại quảng trường Potsdamer Platz của thành phố Berlin, Đức.
Theo một tài liệu, tổng cộng 240 phiến tường Berlin hiện đang lưu lạc ở khắp các quốc gia trên thế giới, tập trung nhiều nhất là ở nước Mỹ.
Một phiến tường được đặt bên ngoài một ngôi trường dành cho trẻ em Đức nằm ở thành phố London, Anh.
Một phiến tường khác đặt gần Nghị viện Châu Âu nằm ở thủ đô Brussels, Bỉ.
Phiến tường trưng bày tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan kể từ năm 1990, nằm ở thung lũng Simi, bang California, Mỹ.
Những phiến tường Berlin được dành để đem rao bán đang được cất giữ tại thị trấn Teltow, phía nam Berlin.
Những phiến tường Berlin nằm tại Quảng trường Berlin, thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Một phiến tường được đặt ngoài Viện bảo tàng Wende, nằm ở thành phố Culver, bang California, Mỹ.
Một phụ nữ đi ngang qua phiến tường Berlin đặt trong công viên phía ngoài tòa Nghị viện Châu Âu, nằm ở thủ đô Brussels, Bỉ.
Bức tường Berlin trong một bức ảnh chụp năm 1962 - thời điểm một năm sau khi việc xây dựng bức tường hoàn tất.
Nhiều phiến tường Berlin đã được đem bán đấu giá, trong khi đó một đoạn tường dài đã vĩnh viễn mất đi sau khi bị nghiền nát phục vụ cho việc xây đường cao tốc trên khắp nước Đức.
Đoạn tường dài nhất còn tồn tại cho tới hôm nay nằm trong thành phố Berlin, dài khoảng 1,3km.
Theo dantri