Arthur Tress là một nhiếp ảnh gia người Mỹ đa tài. Tất cả những bức ảnh của ông luôn lấy con người làm chủ thể. Từ thập niên 1960, ông chuyển sang khuynh hướng chụp ảnh siêu thực. Lấy ý tưởng từ những giấc mơ của trẻ nhỏ, ông tạo nên một bộ ảnh mang đầy ý nghĩa: "Bộ sưu tập những giấc mơ".
Những tấm ảnh đen trắng này mang đến cho ta một cái nhìn mới về tiềm thức của trẻ thơ. Được chụp từ khoảng năm 1970 nhưng những bức ảnh này luôn gợi cho người xem cảm xúc khó tả. Mới đầu xem qua, nhiều người thường có cảm giác sợ hãi nhưng khi ngắm kỹ ta không khỏi suy ngẫm về "thế giới trong mơ" ở từng tấm ảnh.
Giấc mơ là những trải nghiệm, ảo tưởng trong trí óc khi ngủ. Các sự việc trong giấc mơ thường không thể xảy ra được hoặc không giống với thực tế, chúng thường nằm ngoài sự điều khiển của người mơ.
Những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi là nguyên nhân chính gây ra cơn ác mộng.
Khác với người lớn, khi tỉnh dậy sẽ quên ngay giấc mơ, trẻ em thì có thể kể lại những giấc mơ của mình với nhiều chi tiết.
Giấc mơ đó có thể khiến trẻ luôn sợ hãi và có phần ám ảnh.
Nhưng chỉ cần chạy nhảy, đùa nghịch... một lúc, những đứa trẻ lại trở về với sự hồn nhiên vốn có.
Giấc mơ có thể phần nào tái hiện lại điều mà những đứa trẻ lo sợ.
Đó có thể là cảm giác xấu hổ khi bị cô giáo phê bình trước lớp là nỗi ám ảnh với bất cứ ai đã qua thời học sinh. Bởi nào có ai muốn mình trở thành trò cười cho các bạn trong lớp.
Ở các nước phương Tây, khi học sinh học kém hay có điểm số không tốt, giáo viên thường cho các em đội "mũ lừa" trong tiết học.
Bố mẹ luôn là "thần tượng" của mỗi đứa trẻ, chúng luôn khao khát nhận được lời khen. Nhưng những lúc bị mắng, chúng không biết phải làm gì hơn ngoài việc ngồi khóc đợi bố mẹ nguôi cơn giận dữ.
Với sự ngây thơ, những đứa trẻ thường tưởng tượng ra "con ngáo ộp" dưới gầm giường hay khuôn mặt đáng sợ bất ngờ hiện lên ngay cả ở những đồ vật thân thuộc.
Không gian chật hẹp luôn khiến các em cảm thấy sợ hãi và tù túng.
Vậy còn bạn, bạn có nỗi sợ nào đeo bám từ nhỏ tới giờ?
(Nguồn tham khảo: Beautiful Decay/MyModernMet)