1. Không nên dập tắt hứng thú của con
Bạn nên tôn trọng sự tập trung của trẻ. Khi trẻ đang hứng thú làm gì thì bố mẹ không nên ngắt giữa chừng mà cứ để trẻ làm, dù lúc đó chuẩn bị ăn cơm hay có việc gì.
2. Khích lệ sự tự tin của trẻ
Bố mẹ nên nhớ nếu cứ tiếp tục chê bai trẻ thì không thể hi vọng trẻ có thể tự tin được. Hãy kích lệ trẻ bằng những lời khen ngợi chân thành.
3. Đừng quan tâm đến kết quả
Khi kích lệ trẻ bạn đừng nên quan tâm đến kết quả mà trẻ đạt được. Bạn hãy khen sự cố gắng của trẻ và thể hiện sự hài lòng, vui mừng của mình hơn là việc đánh giá việc trẻ làm là đẹp hay xấu. Bởi chú ý đến quá trình trẻ cố gắng sẽ có ảnh hưởng tốt tới trẻ hơn là kết quả mà trẻ đã làm được.
4. Gợi ý, không ra lệnh
Bố mẹ tránh dùng những từ ra lệnh với trẻ ví dụ "Con không được..., hãy ăn cơm đi, hãy tắm đi, hãy thu dọn đồ chơi vào...". Thay vào đó hãy gợi ý trẻ "Con có muốn thu dọn không... nếu con làm...thì mẹ sẽ rất vui..."
5. Tuyệt đối không ép trẻ ăn
Đừng sốt ruột nếu trẻ bỏ bữa. Chỉ đơn giản là bé không thấy đói, hoặc thức ăn chưa đủ độ hấp dẫn với trẻ. Nếu trẻ không ăn thì hãy nghĩ cách cải thiện món ăn để phù hợp với trẻ thay vì ép trẻ ăn đến phát khóc.
6. Cùng tham gia với con
Bố mẹ cùng học với con cái là cách tốt nhất giúp con học hiệu quả. Bố mẹ nên ngồi bên cạnh đọc sách cùng trẻ rồi giải thích cho trẻ thay vì để trẻ ngồi coi ti vi một mình, cùng đọc truyện, cùng chơi...
7. Chỉ đáp ứng nhu cầu chính đáng
Hãy nhớ là bố mẹ không cần phải đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, mà chỉ đáp ứng nhu cầu chính đáng. Khi nhu cầu không chính đáng thì giải thích và cương quyết không cho dù bé có giận dữ và hung hăng đến mấy
8. Không tảng lờ những câu hỏi của trẻ
Trẻ có vô vàn câu hỏi và nhiều khi bé khiến bạn đau cả đầu. không nên giả vờ bỏ qua câu hỏi của trẻ mà hãy trả lời. Nếu bạn không biết câu trả lời thì hãy thành thực với trẻ và cùng trẻ tìm hiểu câu trả lời. Không nhất thiết phải giải đáp cặn kẽ, hãy để câu trả lời sẽ là một kích thích để trẻ muốn tìm hiểu sâu hơn.
9. Hãy nhớ trẻ học qua trò chơi
Với trẻ nhỏ thì không phải ngồi vào bàn là mới học bài. Bố mẹ không nên coi trọng việc học và cấm việc chơi đùa. Hãy biến bài học thành trò chơi hứng thú.
10. Cùng trẻ chơi những trò chơi kích thích trí tuệ
Hãy cùng con chơi các trò như chơi ghép hình, lấy cây gỗ để xếp nhà, nặn đất sét, vẽ tranh... Các loại đồ chơi như đồ chơi điện tử, đèn chớp, còi bấm không kích thích sáng tạo
Theo phunutoday