Quả cóc có chứa vitamin C - chất chống ôxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, hỗ trợ hấp thụ chất sắt...
Không chỉ là 1 loại quả có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa… trái cóc còn được khám phá với công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả cho các chị em phụ nữ.
Quả cóc - "tiên dược" cho sức khỏe. |
Mang hương vị chua chua và có mùi thơm rất riêng biệt, trái cóc vẫn luôn khiến người ta phải nhớ đến mỗi dịp thu về, thường vào thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10 Âm lịch. Trái cóc được cho là một thần dược cho mọi người, đặc biệt phái đẹp.
Giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư
Một khẩu phần gồm 100g trái cóc có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 34 mg vitamin C, đáp ứng hơn ½ lượng vitamin C cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.
Vitamin C là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp chữa lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cải thiện chức năng ruột
Trái cóc rất giàu chất xơ. Một phần ăn 100g cóc chứa khoảng 5,7 g chất xơ, đáp ứng 23 % lượng chất xơ cần thiết trong ngày.
Chất xơ là một dưỡng chất có ích cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng đường ruột và tiêu hóa thức ăn dễ dàng, cho cảm giác no lâu, từ đó kiểm soát các cơn đói và cân nặng một cách hiệu quả.
Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng
Với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc không chỉ là một lại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng.
Thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3 - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, làm sinh tân dịch, giúp ăn ngon miệng hơn.
Dân ở 1 số nơi còn nghiền nhỏ thịt quả cóc để chế món ăn có mùi thơm dễ chịu, tác dụng tiêu thực, như các món gỏi cóc, cóc dầm...
Trị cảm cúm, đau họng
Trong 100g thịt của loại quả này chứa tới 42mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt (Fe). Nhờ vậy, cóc có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm.
Bên cạnh đó, khi nhai thật kỹ quả cóc với chút muối rồi nuốt dần còn giúp trị đau hầu họng. Hoặc chỉ cần chấm thịt quả cóc với muối, nhai thật kỹ, nuốt từ từ là sẽ hết đau họng.
Trị tiêu chảy
Từ lâu đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy, hiện Đông y vẫn dùng và cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ, sắc uống.
Lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750ml nước còn 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, sẽ giảm nhanh bệnh tiêu chảy.
theo phunutoday/khỏe&đẹp