Tiêu chảy ở trẻ là một căn bệnh vô cùng đáng sợ đối với các bậc cha mẹ, vì đó là căn bệnh có tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Do hệ miễn dịch của trẻ rất yếu so với người lớn nên mỗi khi bị tiêu chảy và mất nước, cơ thể trẻ rất khó để thích ứng và kháng lại những vi khuẩn đường ruột.
Tiêu chảy ở trẻ là một căn bệnh vô cùng đáng sợ đối với các bậc cha mẹ, vì đó là căn bệnh có tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Do hệ miễn dịch của trẻ rất yếu so với người lớn nên mỗi khi bị tiêu chảy và mất nước, cơ thể trẻ rất khó để thích ứng và kháng lại những vi khuẩn đường ruột.
Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều lý do, nhưng tựu chung lại là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng. Tác nhân có thể là vi-rút, vi trùng, hoặc ký sinh trùng, mỗi loại có biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn (thường gặp bất dung nạp lactose là một loại đường có trong sữa), chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài, v.v…
Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, trẻ sẽ bị “cạn nước” dần, chuyên môn gọi là “có dấu mất nước”. Nếu cơ thể “cạn nước” thì sẽ hoạt động yếu dần. Nếu không bổ sung kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể. Nếu tiêu chảy kéo dài sẽ dễ đưa đến suy dinh dưỡng, sẽ làm tiêu chảy khó điều trị hơn, và có thể, bệnh lý ngày càng nặng và khó kiểm soát. Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong.
Đó chính là lý do vì sao các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng khi con mình bị tiêu chảy. Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra rất hoang mang không biết xử trí thế nào vì chế độ dinh dưỡng và bù nước của trẻ rất khác so với người lớn. Sau đây là 4 nguyên tắc quan trọng cha mẹ nên chú ý khi con bị tiêu chảy.
1. Cho con uống bù nước: đây là nguyên tắc rất quan trọng
- Nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn và lâu hơn.
- Cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.
2. Không được để trẻ nhịn hoặc giảm khẩu phần ăn:
Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Không nên nhịn ăn, giảm khẩu phần ăn hay pha loãng sữa vì trẻ sẽ bị giảm cân, chức năng đường ruột hồi phục chậm hơn và thời gian tiêu chảy sẽ kéo dài hơn. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.
3. Bổ sung kẽm: các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống l0-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.
Khi nào đưa trẻ trở lại ngay cơ sở y tế:
- Trẻ không ăn uống được và bỏ bú
- Sốt cao hơn
- Trẻ rất khát nước
- Trong phân có máu
- Bệnh diễn tiến không khá hơn sau 2 ngày điều trị
Ngoài ra, tái lập hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột là ưu tiên thứ 2 sau bồi hoàn nước và chất điện giải. Các chất bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa không chỉ để điều trị mà còn để phòng ngừa tiêu chảy dù do nguyên nhân gì, cho người lớn và cả trẻ em, cho tiêu chảy cấp và cả tiêu chảy mạn.
Theo Trí Thức Trẻ