Liệu bạn có biết, con người chúng ta vốn dĩ không cần tới giấc ngủ 8 tiếng mỗi ngày?
Một giấc ngủ sâu 8 tiếng mỗi ngày từ lâu đã trở thành một thói quen của cả nhân loại. Những lợi ích cho sức khỏe mà phương pháp này đem lại được biết đến rất rộng rãi khắp nơi trên toàn thế giới.
Song thực tế đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhất. Minh chứng điển hình là thiên tài Leonardo Da Vinci hay Thomas Edison - họ đều là những người tôn thờ chủ nghĩa ngủ ít, ngủ nhiều giấc nhỏ trong ngày để có thêm thời gian tỉnh táo làm việc.
Vậy đâu mới là sự thật? Liệu việc ngủ mỗi ngày 8 tiếng hay ngủ ít và nhiều giấc sẽ tốt hơn cho cơ thể bạn?
|
Những nghiên cứu đưa con người tìm về thói quen ngủ “thật”…
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhà tâm lý học Thomas Wehr đã bắt đầu tiến hành thí nghiệm của mình về thói quen nghỉ ngơi của con người. Những tình nguyện viên được chọn làm đối tượng thí nghiệm sẽ sinh sống trong điều kiện ban đêm dài hơn, khoảng 14 giờ/ngày.
Những tình nguyện viên mất một khoảng thời gian để làm quen với điều kiện sống này. Sau 4 tuần, một số người đã thích nghi bằng cách tạo ra một thói quen ngủ khá đặc biệt. Họ ngủ 4 tiếng, sau đó thức dậy trong 1-2 tiếng rồi tiếp tục giấc ngủ trong 4 tiếng nữa.
Thomas Edison - một trong những người hiếm hoi giữ thói quen ngủ ít từ xa xưa
Năm 2001, nhà sử học Roger Ekirch của Đại học Bách khoa Virginia đã công bố kết quả 16 năm nghiên cứu của ông trong một bài báo. Theo đó, Roger Ekirch đã đưa ra rất nhiều bằng chứng nói về thói quen ngủ không liền mạch của con người trong quá khứ.
Những chứng cứ này cho thấy thời xưa, con người có cách ngủ đặc biệt, rất khác so với bây giờ.
Vào khoảng thế kỷ thứ XV, những giấc ngủ không liền mạch khá phổ biến trong xã hội. Thông thường, con người đi ngủ 2 tiếng sau khi trời tối, sau đó thức dậy sinh hoạt từ 1 -2 tiếng trước khi tiếp tục đi ngủ giấc thứ hai tới sáng.
Trong quãng thời gian thức dậy, nhiều người ra khỏi giường để đi vệ sinh, hút một điếu thuốc hay đi thăm hàng xóm. Một số khác sẽ ở trên giường để đọc sách, viết lách hoặc chỉ cầu nguyện.
Cuộc sống thời xưa thường rất náo nhiệt về đêm
Thế nhưng, đến thế kỷ XVII, bắt đầu từ tầng lớp thượng lưu Bắc Âu, thói quen ngủ đặc biệt này đã dần dần biến mất. Và đến thập niên 20 của thế kỷ XX, thói quen này đã “tuyệt chủng” hẳn.
Ekirch cho rằng, bước ngoặt dẫn đến sự biến mất này là do việc chiếu sáng ban đêm đã được cải thiện. Đèn đường xuất hiện tại nhiều thành phố ở châu Âu như Lille, Amsterdam, London... vào năm 1667 tại Paris.
Sự xuất hiện của đèn đường chiếu sáng đã thay đổi tất cả
Ban đầu, đèn đường, đèn trong nhà hay một số quán cà phê mở muộn đã dẫn đến việc con người kéo dài thời gian sinh hoạt ban đêm và rút ngắn thời gian ngủ.
Tuy nhiên, dần dần, màn đêm trở thành thời điểm tuyệt vời dành cho tội phạm, tệ nạn mại dâm và những tên bợm rượu say xỉn.
Đêm tối không còn là nơi an toàn như trước
Các tầng lớp quý tộc và trung lưu bắt đầu không còn ưa thích đêm tối như trước nữa. Họ chọn cách ngủ liền một mạch tới sáng để tránh nguy hiểm cũng như tiết kiệm chi phí thắp sáng vào ban đêm.
Bằng chứng là vào thập niên 1829, các vị các vị phụ huynh thường bắt con em mình phải ngủ liên tục và không được thức dậy vào giữa đêm.
Tác dụng ít người biết của việc ngủ nhiều giấc
Theo các nhà xã hội học, tình trạng trên tiếp tục diễn ra và cho tới khoảng năm 1920, thói quen ngủ nhiều giấc của con người biến mất. Cho tới nay, chúng ta đã thích nghi khá tốt với việc ngủ liền từ 6-8 tiếng mỗi ngày.
Con người dần xa lánh thế giới náo nhiệt ban đêm...
... để bắt đầu giấc ngủ ngon lành kéo dài khoảng 8 tiếng/ngày
Tuy nhiên, Roger Ekirch tin rằng con người vẫn không thể chối bỏ thói quen đã hình thành từ cách đây hàng trăm năm. Biểu hiện chính là hiện tượng nhiều người bị mất ngủ, thức dậy giữa đêm song không thể ngủ tiếp.
Đã có rất nhiều chuyên gia uy tín cho rằng thói quen ngủ đặc biệt này là tốt. Giáo sư Gregg Jacobs, chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ của Đại học Y tế Massachusetts cho rằng, việc ngủ không liền mạch là một phần tự nhiên của tâm lý con người.
Theo đó, quãng thời gian tỉnh giấc vào giữa đêm giúp con người giải tỏa áp lực và giảm stress hiệu quả. Đối với Russell Foster – giáo sư thần kinh học tại Đại học Oxford, việc thức dậy vào giữa đêm không đáng lo ngại như một số người hay nghĩ.
Thực chất đó chỉ là biểu hiện như một lần “ôn lại kỷ niệm” về lối sống một thời của các vị tổ tiên mà thôi.
Vì vậy, nếu một ngày bạn bị mất ngủ và tỉnh giấc giữa đêm thì cũng đừng lo lắng. Hãy làm một công việc nhẹ nhàng cho đầu óc thư giãn và sau đó bạn sẽ có thể tiếp tục giấc ngủ của mình rất dễ dàng.
*Bài viết dựa trên quan điểm của Stephanie Hegarty đăng trên trang BBC.