Press Esc to close

Thông tinWorld
Bật cười với hướng dẫn hành xử văn minh thuở rạp chiếu mới ra đời

Thuở rạp chiếu phim mới ra đời, mỗi lần đi xem phim là một sự kiện đặc biệt, không kém gì đi dự hội, khán giả đi xem điện ảnh có thể bồn chồn, lo lắng, và lúng túng trong cách hành xử. Họ chưa biết rõ thế nào là hành xử chuẩn mực nơi rạp chiếu.

“Quý bà, quý cô, xin hãy bỏ mũ ra”, “Xin đừng quên ô hay những món đồ tư trang khác”… Đó là một vài lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà khán giả sẽ đọc được khi đi xem phim ngoài rạp hồi thập niên 1910. Đây là thời kỳ rạp chiếu phim bắt đầu xuất hiện phổ biến tại Mỹ, vì vậy, không phải ai cũng biết chính xác mình nên làm gì trong rạp để không ảnh hưởng tới người khác.

Những lời nhắc này có thể thật “ngớ ngẩn” đối với những con người hiện đại ở thế kỷ 21, khi việc đến rạp chiếu phim đã trở thành một việc quá đỗi thường tình. Nhưng đối với những người mới bắt đầu được tiếp xúc với điện ảnh hồi đầu thế kỷ 20, mỗi lần đi xem phim là một sự kiện đặc biệt, không kém gì đi dự hội, họ có thể bồn chồn, lo lắng, và lúng túng trong cách hành xử.

Đối với khán giả ra rạp xem phim hôm nay, những lời nhắc nhở nếu có, sẽ là nhớ để điện thoại ở chế độ im lặng, không để màn hình điện thoại ở chế độ quá sáng, không nhắn tin trong lúc xem phim…

Dưới đây là những lời nhắc nhở và hình minh họa hài hước đi kèm, thường thấy trong những rạp chiếu phim ở Mỹ hồi đầu thế kỷ 20. Những bức hình cổ này cho thấy lại một thời kỳ đã qua của lịch sử điện ảnh.

Bật cười với hướng dẫn hành xử văn minh thuở rạp chiếu mới ra đời
 

“Quý bà, quý cô, xin hãy bỏ mũ ra”. Bức hình minh họa hài hước khắc họa một người đàn ông đang leo thang để có thể ngó đầu qua chiếc mũ khá lớn của một người phụ nữ ngồi phía trước. Thời này, phụ nữ thường đội mũ rộng vành với nhiều họa tiết nhấn nhá trên mũ.

Mỗi khi ra ngoài, việc đội mũ ở thời này được coi là phép lịch sự. Tuy vậy, nhiều người đã quên không cởi mũ ra khi vào rạp xem phim, vô tình khiến người ngồi sau không thể nhìn thấy màn ảnh.

Bật cười với hướng dẫn hành xử văn minh thuở rạp chiếu mới ra đời
 

“Làm ơn hãy tán thưởng chỉ bằng cách vỗ tay”. Đây là một lời nhắn gửi tế nhị để nhắc những người xem phim không trò chuyện, bình luận quá nhiều trong lúc xem phim, gây ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Bật cười với hướng dẫn hành xử văn minh thuở rạp chiếu mới ra đời
 

“Nếu bạn gặp điều bực mình ở đây, làm ơn hãy nói với người quản lý”. Bức hình minh họa một ví dụ: người đàn ông đang trêu ghẹo một cô gái, cô gái không hài lòng, nhưng cô giơ hai tay lên như thể đang… “đầu hàng”, cô không phản ứng lại, cô sẽ… đến nói với người quản lý.

Làm vậy, trật tự rạp chiếu sẽ được đảm bảo và không gây mất hứng đối với những người đi xem phim khác.

Bật cười với hướng dẫn hành xử văn minh thuở rạp chiếu mới ra đời
 

“Quý bà có thích ngồi đằng sau chiếc mũ mà bà đang đội không?”. Lại một bức hình nữa khắc họa thói quen đội mũ của phụ nữ thời này. Việc phụ nữ quên cởi mũ khi vào phòng chiếu dường như là một vấn đề “nan giải” thời đó.

Bật cười với hướng dẫn hành xử văn minh thuở rạp chiếu mới ra đời
 

“Phụ nữ và trẻ em rất được hoan nghênh ở nơi này. Không có những bộ phim phản cảm được chiếu ở đây”. Thời này đã bắt đầu xuất hiện những bộ phim tương đối “thoáng mát và cởi mở”, tuy vậy, đối với quan niệm xã hội rất khắt khe thời đó, những bộ phim như vậy là vô cùng khủng khiếp, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ nhỏ.

Khi phải xem những cảnh “thoáng mát”, phụ nữ có thể cảm thấy vô cùng xấu hổ, thậm chí bị xúc phạm, và đứng dậy bỏ về khi vô tình xem phải một phim như vậy. Lời nhắn này đảm bảo với những người đi xem phim rằng họ sẽ không gặp phải một trải nghiệm như thế.

Bật cười với hướng dẫn hành xử văn minh thuở rạp chiếu mới ra đời
 

“Làm ơn hãy ngồi yên trên ghế”. Hẳn những khán giả “hồn nhiên nhấp nhổm”, đứng lên ngồi xuống, đi ra đi vào phòng chiếu thời này khá phổ biến.

Bật cười với hướng dẫn hành xử văn minh thuở rạp chiếu mới ra đời
 

“Hãy quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn ở đây và bạn sẽ nhận thấy hiệu quả. Xin hãy gặp người quản lý”. Những hình thức PR, quảng cáo đã nhanh chóng xuất hiện tại các rạp chiếu phim ngay từ thời kỳ đầu.

“3 phút nghỉ giải lao
trong lúc chuyển phim”.
 

“3 phút nghỉ giải lao trong lúc chuyển phim”.

“3 phút nghỉ giải lao
trong lúc chuyển phim”.
 

“Nghỉ giữa giờ”. Ở thời này, đi xem phim cũng khá giống đi xem kịch, giữa phim có giờ nghỉ giải lao.

“3 phút nghỉ giải lao
trong lúc chuyển phim”.
 

“Nhạc sẽ được thay vào ngày mai”. Việc thay đổi nhạc nền ở phòng chiếu thời đó cũng là cả một sự kiện.

“Chào đón quý khách”.
 

“Chào đón quý khách”.

“Chúc quý vị ngủ ngon”.
 

“Chúc quý vị ngủ ngon”.

“Xin đừng quên ô hay những
món đồ tư trang khác”.
 

“Xin đừng quên ô hay những món đồ tư trang khác”.

“Không nói chuyện to hoặc
huýt sáo”.
 

“Không nói chuyện to hoặc huýt sáo”.

 

Theo dantri

Bản in 
 
Các thông tin khác
First :: Prev :: [1] [2] [3] [4] [5] [...] :: Next :: Last
Chương trình mới
20h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
21h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
19h từ Thứ 2 đến Thứ 7
22:00 từ thứ 2 - thứ 7
Thông tin đọc nhiều
 
Sự kiện nổi bật
Trường Giang, Trấn Thành, Minh Hằng, Kiều Minh Tuấn,Yeye Nhật Hạ,... cùng nhiều nghệ sĩ vinh dự nhận cúp vàng 10 năm Ngôi Sao Xanh
Thứ sáu, 12/01/2024 10:14

Đêm gala vinh danh giải thưởng Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 do Kênh Truyền hình TodayTV phối hợp Tạp chí Thế Giới Điện Ảnh tổ chức đã diễn ra thành công, náo nhiệt vào tối ngày 10/01/2024 với sự góp mặt của hơn 300 nghệ sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Film Thanapat, Jam Rachata cùng dàn sao Trấn Thành, Việt Hương, Kiều Minh Tuấn, Trương Thế Vinh,... sải bước lộng lẫy tại thảm đỏ Ngôi Sao Xanh 2023
Thứ sáu, 12/01/2024 09:46

Tối ngày 10/01/2024 rộn ràng diễn ra chương trình Gala Lễ trao giải Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng: NSND Kim Xuân, NSƯT - Đạo diễn Lê Hoàng, Trấn Thành, Việt Hương, Trương Thế Vinh, Kiều Minh Tuấn, Diễm My 9X, Jun Vũ, Ưng Hoàng Phúc, Trương Quỳnh Anh,... xuất hiện lung linh trên thảm đỏ, chiếm trọn ống kính truyền thông và sự quan tâm của người hâm mộ khắp cả nước.