Press Esc to close

Thông tinPhim Ảnh
'Trang phục Tấm Cám không giống phim cổ trang Trung Quốc'

“Trang phục của người Việt xưa và nay khi kết hợp cũng rất đẹp, không cần mượn đâu xa”, đạo diễn Ngô Thanh Vân khẳng định.

Những hình ảnh cũng như teaser đầu tiên của Tấm Cám: Chuyện chưa kể được giới thiệu cách đây không lâu lập tức gây ra cơn sốt. Ngoài thể hiện của các diễn viên cũng như các cảnh quay hoành tráng, trang phục của nhân vật cũng nhận được nhiều lời khen về độ đẹp mắt cũng như sáng tạo.

Điều khá bất ngờ khi Ngô Thanh Vân không chỉ là nhà sản xuất và đạo diễn, mà còn đảm nhận phần lớn công việc thiết kế trang phục và đạo cụ cho phim. Thông qua những chia sẻ của cô, khán giả có cái nhìn rõ hơn về quá trình thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên thành công của mỗi bộ phim này.

Cảm hứng từ trang phục người Việt

Tấm Cám: Chuyện chưa kể là phim giả tưởng cổ tích lấy cảm hứng từ truyện Tấm Cám. Dù không thuộc triều đại lịch sử rõ ràng, nhưng ê-kíp xác định đây vẫn là tác phẩm của Việt Nam. Do đó, cảm hứng cơ bản vẫn lấy từ trang phục của người Việt. 

'Trang phuc Tam Cam khong giong phim co trang Trung Quoc' hinh anh 1
Trang phục của Cám (Ninh Dương Lan Ngọc). Ảnh: Dzuy Dinh

Quá trình thực hiện kéo dài khoảng 4 tháng từ việc nghiên cứu trang phục của các triều đại xưa qua tài liệu lịch sử cộng thêm sự cố vấn các chuyên gia. Những nhà thiết kế áo dài như Mai Lâm, Trịnh Hoàng Diệu, Tùng Vũ, Thủy Design House cũng bắt tay với ê-kíp để có những sự sáng tạo phù hợp với bối cảnh, nhân vật và diễn viên.

Ngô Thanh Vân chú trọng đảm bảo kiểu dáng thiết kế, chất liệu và các chi tiết phải thật hòa hợp. Ngoài ra, việc dung hòa yếu tố truyền thống nhưng mới mẻ, phá cách, sáng tạo hiện đại nhưng vẫn hài hòa, không quá lố được xem là công đoạn khó nhất.

'Trang phuc Tam Cam khong giong phim co trang Trung Quoc' hinh anh 2
Phục trang phim đảm bảo tiêu chí "truyền thống nhưng mới mẻ, phá cách, sáng tạo hiện đại nhưng vẫn hài hòa". Ảnh:Dzuy Dinh

“Một bộ trang phục đẹp được kết hợp từ nhiều chi tiết. Có những chi tiết nhỏ nhưng lại kết hợp cùng nhau cho tổng thể hoàn mỹ. Ví dụ như phần chất liệu, nhiều người nghĩ trên phim, không được xem tận tay, sờ tận mắt nên không cần kỹ lưỡng. Điều này không đúng, bởi đây là yếu tố thể hiện được thần thái của trang phục và giúp cho diễn viên thể hiện nhân vật”.

Ngoài ra, mỗi bộ trang phục được may theo kích cỡ của diễn viên để lên form dáng đẹp nhất. Do đó, mỗi người buộc phải giữ hình thể tốt từ lúc đo trang phục cho đến lúc đóng phim.

Đau đầu với trang phục Tấm và Cám 

Trong phim, Tấm và Cám là 2 nhân vật làm khó ê-kíp thực hiện phục trang nhất. Là tuyến chính của phim đòi hỏi toát lên thần thái của hai cô gái đẹp và bộ lộ được ngay tính cách đặc trưng.

'Trang phuc Tam Cam khong giong phim co trang Trung Quoc' hinh anh 3
Tấm và Cám là 2 nhân vật làm khó ê-kíp thực hiện phục trang nhất. Ảnh: Dzuy Dinh

Sau hàng ngàn bản vẽ, tạo hình, ê-kíp thống nhất tạo hình của họ phải phù hợp tiêu chí bám theo trang phục của phụ nữ Việt xưa và nay, nhưng vẫn mang màu sắc điện ảnh giả tưởng, tiết chế tối đa các tiểu tiết không phù hợp, không rườm rà và lòe loẹt. Chất liệu phải sang trọng và tạo cảm giác thoải mái cho diễn viên suốt nhiều tháng đóng cùng phục trang đó.

“Tôi không muốn các bộ trang phục được làm tạm thời để khi quay phải cố gắng tránh né hay diễn viên không dám cử động sợ rơi rớt hay lọt vào khung hình những phần cơi nới, khiến diễn viên không tự nhiên”, nữ đạo diễn nói.

"Ác không có nghĩa phải xấu"

Sau khi teaser được phát hành, điều khiến khán giả bàn tán nhiều nhất chính là vẻ đẹp của Cám và Dì ghẻ, khác với trí tưởng của nhiều người về hai nhân vật này.

Nói về điều này, Ngô Thanh Vân lý giải, truyện Tấm Cám không diễn tả Cám và Dì ghẻ phải xấu xí. Tuy nhiên trong các phiên bản điện ảnh. thường các vai ác được mặc định phải xấu xí, thô lỗ, cục mịch. Điều này vô hình chung khắc họa trong trí nhớ của người xem rằng Cám và Dì ghẻ “không được đẹp”.

'Trang phuc Tam Cam khong giong phim co trang Trung Quoc' hinh anh 4
Dì ghẻ và Cám - 2 vai phản diện cũng được xây dựng hình ảnh đẹp. Ảnh: Dzuy Dinh

Tuy nhiên, với đoàn phim Tấm Cám, họ muốn mang đến một bộ phim “đẹp phải hợp lý, còn ác phải đến từ tâm và cách diễn chứ không lệ thuộc vào việc hóa trang”.

Về mạch phim, Cám từng thay Tấm vào cung làm vợ Thái tử nên không thể xấu. Hơn nữa, họ cũng muốn gửi thông điệp: “Không ai xấu ngoại hình đều phải xấu tính và ngược lại”.

Nhà sản xuất chia sẻ thêm đây cũng cũng là xu hướng làm mới truyện cổ tích theo hiện nay như Cinderella, The Huntsman...

Nhận thức sự tự tôn dân tộc

Trong nhiều bộ phim cổ trang của Việt Nam, phần phục trang thường vấp phải bình luận giống phim Trung Quốc. Bản thân nhà sản xuất Tấm Cám nhận thức rõ về điều này.

Theo Ngô Thanh Vân, quan ngại này là điều dễ hiểu bởi không ít phim trước đây không chăm lo về mảng trang phục, từ đó gây sự tranh cãi dẫn đến mất lòng tin ở các nhà chuyên môn phê bình điện ảnh lẫn khán giả.

Ngoài ra, sự am hiểu trang phục xưa của Việt Nam cùng kiến thức về sự ảnh hưởng văn hóa của số bộ phận khán giả còn hạn chế. Tuy nhiên, họ lại tiếp xúc quá nhiều với phim nước ngoài nhiều nên vô hình trung tạo nên quan điểm sai lệch.

'Trang phuc Tam Cam khong giong phim co trang Trung Quoc' hinh anh 5
Ê-kíp phục trang làm việc trên phim trường. Ảnh: Dzuy Dinh

Làm phim cho người Việt, cho điện ảnh Việt nên ê-kíp Tấm Cám hiểu sự tự tôn dân tộc của khán giả. Đó lý do ê-kíp mất 4 tháng nghiên cứu trang phục xưa và vẽ hơn cả ngàn phác thảo để cố gắng tối đa tôn trọng tất cả chi tiết có thể.

“Trang phục của người Việt xưa và nay khi kết hợp cũng rất đẹp, không cần mượn đâu xa”, cô khẳng định.

Chi phí chiếm phần lớn trong kinh phí 20 tỷ

Trong 20 tỷ kinh phí làm phim, số tiền dành cho phục trang và đạo cụ chiếm phần khá lớn. Đa số được thiết kế và may mới theo ý tưởng phim và kích cỡ của diễn viên.

Trong bộ áo gầm áo màu vàng của Tấm (Hạ Vi) trên poster, thực chất nữ diễn viên phải mặc 6 lớp áo, được dệt từ lụa mềm mịn tạo sự bay bổng nhẹ nhàng. Các chi tiết hình phượng, hoa sen đều được được thêu tay tỉ mỉ thể hiện nét đẹp dịu dàng, thanh cao.

'Trang phuc Tam Cam khong giong phim co trang Trung Quoc' hinh anh 6
Vai Thái tử của Isaac diện trang phục dày nhiều lớp nên khá nặng nề. Ảnh: Dzuy Dinh

Trong khi đó, Thái tử xuất thân gia đình hoàng tộc nên được mặc trang phục đặc trưng khá nặng, dày, nhiều lớp từ mũ đến giày. Ông Bụt (NSƯT Thành Lộc) được may riêng bộ áo trắng tinh nhiều lớp cùng bộ tóc chòm râu trắng xóa.

Nếu như trang phục cho nữ rất tốn kém về mặt thiết kế, thực hiện thì trang phục cho nam tốn về số lượng.

Chỉ tính tiêng quần áo quân lính, đoàn phim may mới toàn bộ, giày dép cũng được thiết kế riêng theo cỡ chân mỡi diễn viên. Đạo cụ cũng làm bằng tay, mài và điêu khắc tỉ mỉ và công phu.

theo zing

Bản in 
 
Các thông tin khác
First :: Prev :: [1] [2] [3] [4] [5] [...] :: Next :: Last
Chương trình mới
20h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
21h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
19h từ Thứ 2 đến Thứ 7
22:00 từ thứ 2 - thứ 7
Thông tin đọc nhiều
 
Sự kiện nổi bật
Trường Giang, Trấn Thành, Minh Hằng, Kiều Minh Tuấn,Yeye Nhật Hạ,... cùng nhiều nghệ sĩ vinh dự nhận cúp vàng 10 năm Ngôi Sao Xanh
Thứ sáu, 12/01/2024 10:14

Đêm gala vinh danh giải thưởng Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 do Kênh Truyền hình TodayTV phối hợp Tạp chí Thế Giới Điện Ảnh tổ chức đã diễn ra thành công, náo nhiệt vào tối ngày 10/01/2024 với sự góp mặt của hơn 300 nghệ sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Film Thanapat, Jam Rachata cùng dàn sao Trấn Thành, Việt Hương, Kiều Minh Tuấn, Trương Thế Vinh,... sải bước lộng lẫy tại thảm đỏ Ngôi Sao Xanh 2023
Thứ sáu, 12/01/2024 09:46

Tối ngày 10/01/2024 rộn ràng diễn ra chương trình Gala Lễ trao giải Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng: NSND Kim Xuân, NSƯT - Đạo diễn Lê Hoàng, Trấn Thành, Việt Hương, Trương Thế Vinh, Kiều Minh Tuấn, Diễm My 9X, Jun Vũ, Ưng Hoàng Phúc, Trương Quỳnh Anh,... xuất hiện lung linh trên thảm đỏ, chiếm trọn ống kính truyền thông và sự quan tâm của người hâm mộ khắp cả nước.