Press Esc to close

Thông tinPhim Ảnh
Nguyễn Hoàng Điệp: ‘Huân chương Hiệp sĩ là giấc mơ cổ tích'

Tác giả “Đập cánh giữa không trung” chuẩn bị nhận Huân chương Hiệp sĩ Nghệ thuật Văn chương của chính phủ Pháp. Cô có những chia sẻ tâm huyết về ngành điện ảnh nước nhà.

Ngày 5/9, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp sẽ được trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương (Chevalier des Arts et des Lettres) ca chính ph Pháp.

Ngay trước thềm sự kiện tại Hà Nội, nhà làm phim 34 tuổi cho rằng điện ảnh Việt Nam hiện rất cần sự điều phối có tầm nhìn mới để phát triển đa dạng.

Nguyen Hoang Diep: ‘Huan chuong Hiep si la giac mo co tich' hinh anh 1
Tác giả bộ phim Đập cánh giữa không trung là đạo diễn điện ảnh thứ hai của Việt Nam được trao Huân chương Nghệ thuật và Văn chương, tước hiệu Chevalier, của chính phủ Pháp. Ảnh: Nguyễn Chí Thanh 

- Ch nhận tin được trao Huân chương Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương như thế nào?

- Tôi không hề cầu mong giải thưởng này. Mọi chuyện đến hoàn toàn tự nhiên và bất ngờ. Do đó, sự tiếp nhận của tôi là rất trong sáng, không có sự hồi hộp hay phán đoán. Điều đó khác với các giải thưởng điện ảnh mà Đập cánh giữa không trung từng giành được.

Tước hiệu hiệp sĩ không chỉ mang màu sắc cổ tích mà còn lãng mạn, đồng thời mang tính thức tỉnh. Nó buộc tôi phải quay lại với niềm tin rằng chuyện cổ tích hoàn toàn có thể xảy ra, điều mà bản thân đã quên mất trong nhiều năm.

Tất cả hơi giống với câu chuyện về ông già Noel, bạn lớn lên và nhận ra chuyện đó là dối trá. Nhưng rồi một ngày, ông ấy xuất hiện với món quà trên tay.  

- Ch chia s nim vui v gii thưởng này vi ai đu tiên?

- Khi hiu chính xác ni dung lá thư chúc mng toàn tiếng Pháp đến từ B trưởng Văn hóa Pháp, tôi lập tức cười phá lên vì thy hơi hoang đường. Sau đó, tôi gi đin cho anh Minh “già” (nhà quay phim Phạm Quang Minh). Đó có l là người bn gn bó mà tôi muốn cảm ơn nht trong sut quá trình làm phim.

Không có phim, tôi chng là ai c. Mà không có bn bè như anh Minh, dàn din viên, các cng s Vit Nam và thế gii, tôi chng th làm phim. Nếu không làm phim, bn biết đy, làm sao có gic mơ c tích hôm nay.

- Vì sao vic trao tng Huân chương cho ch din ra ti Hà Ni mà không phi là Pháp?

- Việc trao tặng tước hiệu Hiệp sĩ thường diễn ra ở Paris hoặc quê hương của người được trao. Tôi nhận thư từ Sứ quán Pháp, đề nghị trao huân chương vào ngày 5/9 tại Hà Nội nhân dịp tổng thống Pháp François Hollande ghé thăm Việt Nam.

Đi cùng đoàn với ông có bà Frédérique Bredin - Chủ tịch Cơ quan quốc gia về điện ảnh và hoạt hình Pháp - người sẽ trực tiếp trao tước hiệu cho tôi. Tôi đồng ý bởi sự kiện diễn ra ở thành phố quê nhà thì những người thân của tôi sẽ có cơ hội tham dự.

Nguyen Hoang Diep: ‘Huan chuong Hiep si la giac mo co tich' hinh anh 2
Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng văn hóa đại chúng tại Việt Nam đang thiếu đi sự đa dạng do quá nghiêng về Mỹ và Hàn Quốc. Ảnh: Nguyễn Chí Thanh

 

- Theo những thông tin trước chuyến đi của Tổng thống Pháp, có vẻ cuộc viếng thăm lần này nhắm nhiều vào nghệ thuật hơn là kinh tế. Chị nghĩ sao về điều đó?

- Suốt một thời gian dài trong lịch sử, nước Pháp có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nhưng sự ảnh hưởng đó đang ngày càng mai một. Số người nói tiếng Pháp, yêu văn chương và điện ảnh Pháp cũng ngày một ít đi.

Thông qua cuộc viếng thăm ở cấp độ tổng thống, tôi hy vọng mối dây liên kết với nước Pháp sẽ trở nên chặt chẽ và lâu bền hơn, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật. Ngay cả việc trao tước hiệu cho một người như tôi, không nói tiếng Pháp, không gắn bó quá mạnh với nước Pháp, cho thấy cái nhìn rất cởi mở, vượt khỏi tầm biên giới quốc gia của người châu Âu.

Sự đa dạng văn hóa ở Việt Nam hiện đi theo chiều hướng khá kỳ lạ, đó là thứ văn hóa đại chúng nghiêng cán cân sang hẳn Mỹ và Hàn Quốc. Khán giả bị áp đặt một cách có định hướng thì khó có thể gọi là đa dạng văn hóa, và đây là vấn đề ảnh hưởng tới gu thưởng thức của khán giả.

Việc mở rộng quan hệ với nước Pháp sẽ giúp tính đa dạng văn hóa ở Việt Nam trở nên tốt hơn, cũng như giúp cho các nhà làm phim đc lp ngh thut Vit tìm được đối tác sản xuất tại nước bạn và có thể vươn ra thị trường châu Âu dễ dàng hơn.

- Liệu việc phát hành phim Việt Nam vượt ra ngoài biên giới quốc gia có thể được cải thiện ra sao?

- Trước đây, tôi từng nghĩ phát hành quốc tế rất khó. Nhưng giờ tôi lại thấy rằng phát hành nội địa khó hơn. Ở nước ngoài có rạp, nhà phát hành, nhà đại diện bán phim dành riêng cho phim độc lập hay một khu vực, một gu điện ảnh nhất định. Sự đa dạng văn hóa như vậy mới đúng nghĩa của từ “đa dạng”.

Ở thời điểm Đập cánh giữa không trung có buổi chiếu ra mắt tại Venice, chúng tôi đã có cơ hội ký kết hợp đồng với MK2 - một hãng phát hành và chủ rạp lớn tại Pháp.

Tuy nhiên, chúng tôi không thể đi đến thỏa thuận do hiệu quả kinh tế không nhiều. Nhưng nếu chỉ muốn phát hành ra rạp thôi thì hoàn toàn không khó. Ở Việt Nam thì rất khó và là một câu chuyện khác.

Nguyen Hoang Diep: ‘Huan chuong Hiep si la giac mo co tich' hinh anh 3
Nguyễn Hoàng Điệp từng gặp không ít khó khăn khi muốn Đập cánh giữa không trung có cơ hội tiếp cận với công chúng nước nhà. Ảnh: Nguyễn Chí Thanh

 

- Những khó khăn cụ thể của chị khi muốn phát hành phim ở Việt Nam là gì?

- Tại Việt Nam, điện ảnh đang đi theo “định hướng” tư nhân. Chúng ta hoàn toàn thiếu vai trò của nhà nước hoặc một cơ quan trọng tài, mà hoàn toàn để thị trường chi phối. Từ chủ rạp - nhà phát hành - nhà sản xuất hiện có nhiều trường hợp là 3 trong 1. Và họ nói rằng gu của khán giả, ví dụ, là thích hài nhảm, rẻ tiền, bình dân.

Vấn đề nằm ở chỗ, họ tạo ra các thứ đó và gán rằng đó là gu của khán giả. Nhưng khán giả làm sao mà thích được thứ khác khi mà họ không có “thứ khác” để thích? Khán giả vô tình bị đẩy ra làm bình phong, thành “người trọng tài” điều khiển thị trường với vẻ đầy kim tiền.

Thực chất, chúng ta cần một sự điều phối với tầm nhìn của trí tuệ và sự tử tế. Chúng ta đang nói nhiều về người làm phim hay đoàn làm phim tử tế. Tuy nhiên, đó chỉ là một bộ phim thôi. Chúng ta cần chiến lược nghiêm túc, tạo cơ hội cho khán giả có thể thưởng thức các phim nghệ thuật độc lập.

- Gần đây, câu chuyện phát hành phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” gây ra tranh cãi lớn trong công chúng. Chị đứng về phía nào?

- Tôi rất thông cảm và hiểu Ngô Thanh Vân, vì tôi từng gặp khó khăn khi tìm cách đưa Đập cánh giữa không trung ra rạp tại Việt Nam. Nhưng khó khăn và những điều khiến tôi ức chế lại đến từ một đơn vị phát hành của chính Việt Nam.

Ở trường hợp của Tấm Cám: Chuyện chưa kể, tôi cảm nhận thấy sự chân thành của người làm phim. Bằng cách nào đó, sự chân thành ấy đã lan tỏa được tới khán giả, giúp bộ phim trở nên ăn khách.

- Gần đây có một số bộ phim nghệ thuật quốc tế được phát hành tại Việt Nam nhưng thường không thu hút được nhiều khán giả. Chị đánh giá điều đó như thế nào?

- Bộ phim Éternité của đạo diễn Trần Anh Hùng sắp được Green Media đưa về Việt Nam. Trước đó, Nhiếp Ẩn Nương của Hầu Hiều Hiền, The Neon Demon của Nicolas Winding Refn... cũng được nhập để phục vụ công chúng.

Những nỗ lực tạo ra sự đa dạng trong gu thưởng thức của khán giả như thế là điều rất tuyệt vời. Thị trường được cấu thành và chi phối bởi nhà phát hành, nhà sản xuất, nhà làm phim và cấp quản lý.

Từng mắt xích một phải cùng cố gắng thì mới tạo ra được một thị trường đa dạng thực sự. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần sự tử tế, chân thành, cần những bộ phim hay.

- Các nhà làm phim nghệ thuật độc lập thường cần 5-6 năm mới ra được một phim. Liệu chị có thể làm nhanh hơn vậy?

- Tôi không thể nhanh hơn. Tôi muốn phim thứ hai có nguồn đầu tư chủ yếu là quốc nội. Tuy nhiên, điều đó lại quá khó vì thị trường Việt Nam hiện thiếu sự đa dạng và tính minh bạch.

Tôi loay hoay với nhiều phương thức sản xuất khác nhau nên tốn thời gian. Hiện tôi đã có kịch bản cho phim thứ hai và tạm hài lòng với phương thức kêu gọi đầu tư dự kiến từ chính khán giả. Chắc đây là thời điểm tốt để hưởng dư âm từ thành quả tốt đẹp mà Tấm Cám: Chuyện chưa kể đã làm được: khán giả Việt Nam yêu và hào hứng với phim Việt.

- Nhưng như thế có hơi mâu thuẫn không vì dòng phim mà chị theo đuổi hoàn toàn khác với “Tấm Cám”?

- Tôi thì không thấy sự mâu thuẫn. Chẳng lẽ khán giả Việt Nam chỉ ủng hộ phim Việt thương mại hay sao? Tôi thấy trong số bạn bè tôi đi xem ủng hộ Tấm Cám vì đó là phim Việt khá nhiều.

Các nhà làm phim độc lập Việt Nam hình như hơi ít khóc. Chắc đã đến lúc chúng ta phải khóc lên, phải là Tấm, hãy coi khán giả là Bụt đi. Tôi nghĩ là mình sẽ phải thử khóc xem sao.

theo zing

Bản in 
 
Các thông tin khác
First :: Prev :: [1] [2] [3] [4] [5] [...] :: Next :: Last
Chương trình mới
20h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
21h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
19h từ Thứ 2 đến Thứ 7
22:00 từ thứ 2 - thứ 7
 
Sự kiện nổi bật
Trường Giang, Trấn Thành, Minh Hằng, Kiều Minh Tuấn,Yeye Nhật Hạ,... cùng nhiều nghệ sĩ vinh dự nhận cúp vàng 10 năm Ngôi Sao Xanh
Thứ sáu, 12/01/2024 10:14

Đêm gala vinh danh giải thưởng Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 do Kênh Truyền hình TodayTV phối hợp Tạp chí Thế Giới Điện Ảnh tổ chức đã diễn ra thành công, náo nhiệt vào tối ngày 10/01/2024 với sự góp mặt của hơn 300 nghệ sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Film Thanapat, Jam Rachata cùng dàn sao Trấn Thành, Việt Hương, Kiều Minh Tuấn, Trương Thế Vinh,... sải bước lộng lẫy tại thảm đỏ Ngôi Sao Xanh 2023
Thứ sáu, 12/01/2024 09:46

Tối ngày 10/01/2024 rộn ràng diễn ra chương trình Gala Lễ trao giải Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng: NSND Kim Xuân, NSƯT - Đạo diễn Lê Hoàng, Trấn Thành, Việt Hương, Trương Thế Vinh, Kiều Minh Tuấn, Diễm My 9X, Jun Vũ, Ưng Hoàng Phúc, Trương Quỳnh Anh,... xuất hiện lung linh trên thảm đỏ, chiếm trọn ống kính truyền thông và sự quan tâm của người hâm mộ khắp cả nước.